KIẾN THỨC Y HỌC
Ung thư cổ tử cung – Và những điều bạn cần biết
Đăng ngày 05 tháng 11 năm 2024
Ung thư cổ tử cung – Và những điều bạn cần biết
Ung thư cổ tử cung là một trong những căn bệnh phổ biến nhất hiện nay, nhưng chúng ta có thể ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh bằng việc tầm soát sức khỏe định kỳ và bổ sung lợi khuẩn để ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.
Dưới đây là những thông tin mới nhất về ung thư cổ tử cung:
Có 5 loại ung thư phụ khoa chính bao gồm:
-
Ung thư cổ tử cung
-
Ung thư buồng trứng
-
Ung thư tử cung
-
Ung thư âm đạo
-
Và ung thư âm hộ
Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ CDC ung thư cổ tử cung ít ảnh hưởng đến phụ nữ dưới 20 tuổi. Tuy nhiên phụ nữ ở tuổi trung niên, từ 35 – 55 tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Ung thư cổ tử cung là bệnh dễ ngăn ngừa nhất qua xét nghiệm sàng lọc thường xuyên và theo dõi. Ngoài ra, đây là loại ung thư có thể điều trị được khi phát hiện sớm.
Theo ông Fred Wyand – Giám đốc truyền thông của Hiệp hội Sức khỏe tình dục Mỹ, 99% các ca ung thư cổ tử cung nguyên nhân chính đều do virus HPV gây ra.
Phụ nữ có nguy cơ cao nhiễm virus HPV trong quá trình quan hệ tình dục nếu họ bắt đầu có quan hệ tình dục ở độ tuổi sớm hoặc có quan hệ tình dục với nhiều người. Theo báo cáo của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ CDC, ít nhất một nửa số phụ nữ sinh hoạt tình dục sẽ bị nhiễm HPV tại một số điểm trong đời, vài phụ nữ sẽ bị ung thư cổ tử cung.
Hơn 70% các ca mắc ung thư cổ tử cung đều do 2 chủng có nguy cơ cao là HPV-16 và HPV-18 gây ra. Ngoài HPV, theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, tình trạng hút thuốc, độ tuổi có thai lần đầu, tiền sử gia đình, chế độ ăn uống và sử dụng thuốc tránh thai là những yếu tố nguy cơ gây ung thư cổ tử cung. Trong khi các nghiên cứu khác cho thấy nhiễm nấm Chlamydia không được điều trị và nhiễm HPV kéo dài cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung.
Các triệu chứng sớm báo hiệu ung thư cổ tử cung bao gồm: chảy máu bất thường âm đạo, đau khi quan hệ tình dục hoặc đau không liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt, tiết dịch âm đạo bất thường, tăng tần số tiết niệu hoặc đau khi đi tiểu. Nếu có những dấu hiệu bất thường này, bạn nên sớm làm xét nghiệm ung thư cổ tử cung. Phụ nữ từ 21- 65 tuổi nên xét nghiệm mỗi năm 1 lần, theo Cơ quan phòng bệnh Mỹ khuyến cáo.
Việc bổ sung lợi khuẩn Lactobacillus crispatus, Lactobacillus gasseri, Lactobacillus rhamnosus, Lactobacillus reuteri, kết hợp cùng 3 Prebiotics để nuôi dưỡng sự phát của lợi khuẩn giúp hỗ trợ điều trị HPV (nguyên nhân chính gây ung thư cổ tử cung), viêm âm đạo, nhiềm trùng âm đạo, nhiễm trùng đường tiết niệu.
Một nghiên cứu cho thấy chế độ ăn uống giàu chất xơ, vitamin A, C, E, nhiều trái cây và rau, củ giúp giảm từ 40 - 60% nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung.
Trụ sở chính
22 Đường số 2, Phường 8, Quận 11, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại
028 668 56057
Hotline: 1900 636 811
Thư điện tử
info@naturallink.vn