KIẾN THỨC Y HỌC

Đánh giá ứng dụng ức chế men Xanthin Oxidase của cao gắm và tía tô trong thuốc trị bệnh Gút

Đăng ngày 06 tháng 01 năm 2022

Năm 2016, Đại học Y Dược TP.HCM công bố thành công đề tài “Sàng lọc tác dụng hạ Acid Uric máu của một số dược liệu thu hái tại các tỉnh phía nam Việt Nam” cho thấy việc sử dụng cao Gắm lá rộng và cao tía tô trong thuốc trị bệnh Gút giúp ức chế men Xanthine Oxidase, làm giảm tạo thành Uric Acid mới, cải thiện tình trạng Gút hiệu quả.

Thực trạng báo động bệnh Gút hiện nay

Gút hay còn được biết đến với tên gọi thống phong, là một trong những căn bệnh mãn tính đang có chiều hướng ngày càng gia tăng ở nhiều nước phát triển, bao gồm cả Việt Nam. Bệnh xảy ra khi có rối loạn chuyển hoá purin trong cơ thể làm lượng uric acid trong máu tăng cao (vượt mức 420umol/l hay 7mg/dl) nhưng không được đào thải ra ngoài, dần tích tụ theo thời gian, chuyển hoá và lắng đọng thành các tinh thể muối bám xung quanh khớp.

Thông thường để điều trị Gút sẽ chia làm 2 hướng: khống chế các đợt viêm khớp Gút cấp (viêm khớp cấp 1 điển hình) theo nguyên tắc dùng sớm với liều cao ngắn ngày, đưa vào sử dụng các thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) hay Colchicine; hoặc điều trị Gút mạn thông qua cơ chế làm hạ và duy trì nồng độ uric acid ở mức bình thường bằng cách ức chế Xanthine Oxidase với Allopurinol hay sử dụng các chế phẩm kích thích đào thải uric acid.

Tuy nhiên, các sản phẩm thuốc tổng hợp này được đánh giá không an toàn nếu sử dụng quá sớm, gây ra nhiều tác dụng phụ cụ thể như sốt, phát ban, đau đầu, chảy máu khi tiểu, buồn nôn, đau bụng trên… nghiêm trọng hơn có thể gây suy thận, do đó thường không được khuyến cáo sử dụng trong thời gian dài.

Tiềm năng trong khai thác dược liệu ứng dụng trong thuốc trị bệnh Gút tại Việt Nam

Để giải quyết các vấn đề này, kết hợp với những kiến thức về y thư cổ của Việt Nam từng ghi nhận các bài thuốc trị bệnh Gút hay trị Gút (thống phong) bằng kinh nghiệm dân gian, có tiềm năng ứng dụng cao trong hỗ trợ trị Gút, các chuyên gia tại Đại học Y Dược TP. HCM đã thúc đẩy việc tìm kiếm nguồn dược liệu hoạt tính mạnh nhất có khả năng điều hoà lượng uric acid máu mà vẫn đảm bảo tính an toàn cho người dùng nhằm thay thế cho việc sử dụng các sản phẩm thuốc trị bệnh Gút Tây Y hiện nay.

Năm 2016, ThS.Trịnh Túy An cùng PGS.TS Huỳnh Ngọc Thụy đã báo cáo thành công đề tài nghiên cứu “Sàng lọc tác dụng hạ acid uric máu của một số dược liệu thu hái tại các tỉnh phía nam Việt Nam”. Đề tài đã gây ấn tượng mạnh mẽ và đoạt giải nhì nghiên cứu khoa học toàn quốc cùng năm.

Nghiên cứu được thực hiện với mục đích chọn lựa cây thuốc, các cao phân đoạn có tác dụng hạ mức acid uric hiệu quả nhất trên 21 mẫu dược liệu thuộc 7 họ thực vật thu hái từ các tỉnh phía nam Việt Nam kéo dài từ tháng 8 – 11 năm 2015, nhằm mở ra hướng đi mới trong điều trị Gút thông qua cơ chế ức chế enzyme xanthine oxidase.

Các mẫu thu hái này sau đó sẽ được tiến hành xác định loài, xử lý sơ bộ, mã hoá và lưu mẫu trong môi trường dung môi lý tưởng tại Bộ môn Dược liệu, Đại học Y Dược TP.HCM.

Các mẫu dược liệu dùng cho thử nghiệm sàng lọc in vitro tác dụng ức chế xanthine oxidase

Nghiên cứu in vitro

Để tiến hành thử nghiệm, các mẫu dược liệu sẽ được xay nhỏ thành bột, rây qua rây 2mm. Cứ mỗi 20g dược liệu được chiết kiệt bằng phương pháp đun hồi lưu ở 95oC lần lượt với ba dung môi có độ phân cực tăng dần: chloroform, ethanol và nước. Thực hiện đồng thời mẫu trắng, mẫu chứng, mẫu chứng trắng và mẫu thử trên cùng một đĩa 96 giếng với một cơ số mẫu đảm bảo tính thống kê; mỗi loại mẫu gồm các thành phần phản ứng khác nhau:

Thử nghiệm này được lặp lại ít nhất 3 lần để lấy giá trị trung bình và xác định độ lệch chuẩn.

Nghiên cứu in vivo

Khi tiến hành khảo sát độc tính cấp trên chuột tại phòng thí nghiệm trong 96 giờ và sau 14 ngày. Quy trình thử nghiệm này được tham khảo dựa trên nghiên cứu của Shi-Yuan Sheu và cộng sự (2016)(1).  Sau đó tiến hành gây mô hình tăng acid uric máu bằng cách tiêm phúc mô potassium oxonate (lô chứng bệnh lý, lô đối chiếu và các lô thử), cho uống allopurinol (lô đối chiếu) và định lượng acid uric máu (tất cả các lô) vào các ngày 0, 7 và 14 của đợt thử nghiệm.

Riêng đối với các lô thử, chuột được cho uống cao thử nghiệm ở các liều tương ứng hai ngày một lần (vào các ngày chẵn) nhằm khảo sát tác dụng điều trị dự phòng tăng acid uric máu.

Kết quả nghiên cứu

Sàng lọc in vitro tác dụng ức chế xanthine oxidase.

Từ 55 bộ phận dùng của 21 dược liệu, thu được 165 mẫu cao chiết ở dạng cắn khô. Sàng lọc in vitro tác dụng ức chế xanthine oxidase của 165 mẫu cao chiết ở các nồng độ mẫu thử 1; 0,5; 0,25 mg/ml và 0,125 mg/ml.

Kết quả sàng lọc cho thấy mẫu cao cồn thân Gắm lá rộng (Gnetum latifolium) thu hái tại Kiên Giang cho tác dụng ức chế xanthine oxidase mạnh nhất trong các cao phân đoạn (43,12% ± 0,05 ở nồng độ 125 g/ml) với IC50 = 190,54 g/ml.

Đường phi tuyến tương quan giữa nồng độ và % ức chế xanthine oxidase của các cao phân đoạn từ cao ethanol 96% thân Gnetum latifolium

Mẫu này sau đó được chọn để tiếp tục thử nghiệm in vivo tác dụng hạ uric acid trong máu.

Thử nghiệm in vivo tác dụng hạ acid uric máu

Theo các chuyên gia, liều cao nhất có thể qua kim cho uống mà không gây độc tính cấp ở chuột thử nghiệm của cao phân đoạn chloroform thân Gắm lá rộng là 1500 mg/kg. Do đó đề tài đã chọn liều 150 mg/kg, bằng 1/10 liều cao nhất qua kim không gây độc tính cấp (1500 mg/kg), của cao phân đoạn chloroform thân Gắm lá rộng làm liều an toàn có thể dùng cho thử nghiệm tác dụng dược lý để đánh giá tác dụng hạ acid uric máu.

Nồng độ acid uric máu của chuột lô chứng bệnh lý tăng đáng kể (p < 0,01) so với chuột lô chứng sinh lý (tăng gấp 2,01 lần ở ngày đầu khảo sát; 2,15 lần ở ngày thứ 7; và 2,14 lần ở ngày thứ 14).

Kết quả khảo sát vào ngày đầu tiên của đợt thử nghiệm cho thấy, ở cả ba liều 150, 100 và 50 mg/kg, mẫu cao phân đoạn chloroform thân Gắm lá rộng đều cho tác dụng hạ acid uric máu cấp so với lô chứng bệnh ở cùng thời điểm.

Ở liều 150 mg/kg, cao thử nghiệm cho tác dụng hạ acid uric máu là 50,28% so với lô chứng bệnh. Ở liều 100 mg/kg, tác dụng hạ acid uric máu của cao thử nghiệm là 44,69%. Ở liều 50 mg/kg, cao thử nghiệm cho tác dụng hạ acid uric máu là 41,62%.

Sau 7 ngày, nồng độ uric acid máu ở lô dùng cao thử nghiệm liều 150 và 100 mg/kg đều giảm. Sau 14 ngày áp dụng phác đồ điều trị, cao thử nghiệm ở liều 150 mg/kg cho tác dụng hạ acid uric máu mạnh hơn allopurinol ở lô đối chiếu (giảm 55,87%). Liều 100 mg/kg cao thử nghiệm cho tác dụng hạ acid uric máu là 48,47%. Liều 50 mg/kg tác dụng hạ acid uric máu của cao thử nghiệm là 42,62%.

Kết quả khảo sát nồng độ acid uric máu trung bình ở các lô vào ngày 0, 7 và 14 của đợt thử nghiệm

@: p < 0,01 so với nồng độ acid uric máu trung bình của lô chứng sinh lý cùng ngày khảo sát

*: p < 0,01 so với nồng độ acid uric máu trung bình của lô chứng bệnh lý cùng ngày khảo sát

#: p < 0,05 so với nồng độ acid uric máu trung bình trong cùng một lô vào ngày 0

Đồ thị biểu diễn sự thay đổi nồng độ acid uric máu trung bình ở các lô thử vào ngày 0, 7 và 14 của đợt thử nghiệm

Kết luận

Kết quả sàng lọc in vitro tác dụng ức chế xanthine oxidase cho thấy cao cồn thân Gắm lá rộng (G. latifolium) cho tác dụng ức chế nổi trội trên 165 mẫu được khảo sát với IC50 là 190,54 μg/ml. Đã xác định được mẫu cao phân đoạn chloroform từ cao cồn toàn phần thân Gắm lá rộng cho tác dụng ức chế xanthine oxidase mạnh nhất (IC50 = 150,37 μg/ml) và được chọn để thử nghiệm in vivo tác dụng hạ uric acid máu.

Ngoài ra, cao phân đoạn chloroform thân Gắm lá rộng ở liều cao nhất qua kim cho uống là 1500 mg/kg không gây độc tính cấp trên chuột thử nghiệm, đồng thời, cao phân đoạn càng có nồng độ cao càng cho kết quả cải thiện uric acid lý tưởng.

Trong các dược liệu, tía tô cũng được phát hiện có khả năng làm giảm nồng độ uric acid hiệu quả. Các nghiên cứu của các giáo sư, tiến sĩ thuộc khoa Dược, Đại học Setsunan, Hirakata, Osaka và Phòng Nghiên cứu – Phát triển Gunze Limited, Ayabe, Kyoto, Nhật Bản cũng từng báo cáo và công bố kết quả vào năm 1990 cho thấy thành phần hoạt chất trong tía tô có tác dụng ức chế enzyme xanthine oxidase(2).

Một công trình nghiên cứu gần đây vào năm 2015 về tía tô Perilla frutescens (L.) Britt. (Lamiaceae) cũng cho thấy các hoạt chất trong chiết xuất n-butanol của lá như caffeic acid, vinyl caffeate, rosmarinic acid, methyl rosmarinate và apigenin có tác dụng rất tốt và được sử dụng như một tác nhân mới trong điều trị tăng acid uric máu(3).

Hoạt tính ức chế Xanthine oxidase của các hợp chất phân lập từ các phân tử hoạt tính

Những phát hiện từ nghiên cứu cho thấy các hợp chất phân tử trong lá tía tô có tác dụng rất tốt trong việc ức chế enzim Xanthine Oxidase từ đó giúp giảm nồng độ uric aicd máu, ngăn ngừa bệnh gút, ngoài ra còn có bằng chứng về hoạt động chống tăng nấm đại tràng, tốt cho hệ tiêu hóa, thích hợp cho chế độ ăn kiêng.

Với tỷ lệ người mắc bệnh Gout đang ngày một gia tăng, các đề tài nghiên cứu trở nên mang tính cấp thiết hơn trong việc tìm kiếm và nghiên cứu nguồn dược liệu phòng và hỗ trợ điều trị Gout, điển hình nổi bật nhất là cao cồn thân Gắm lá rộng và cao tía tô.

Khi tỷ lệ người mắc bệnh Gout đang ngày một gia tăng, các đề tài nghiên cứu trở nên mang tính cấp thiết hơn. Để hiện thực hoá các lý thuyết khoa học, đưa việc khai thác dược liệu vào thuốc trị bệnh Gút, Đại học Y Dược TP.HCM tiến hành chuyển giao công nghệ cho công ty Natural Link nhằm bào chế sản phẩm thuốc trị bệnh Gút Guby, là sản phẩm đầu tiên được bộ Y tế duyệt chỉ định hạ uric acid máu, hỗ trợ điều trị Gút thông qua việc khai thác 2 nguồn dược liệu tự nhiên chính là cao dây Gắm và cao tía tô này.

2 thành phần này khi vào cơ thể sẽ tiến hành tác động gây ức chế men xanthine oxidase, làm giảm tạo thành uric acid mới, tăng cường kiểm soát chu trình sinh tổng hợp uric acid từ purine trong cơ thể, từ đó làm giảm nồng độ uric acid máu, đồng nghĩa với việc giảm giá trị mật độ quang, cải thiện tình trạng Gút, đặc biệt an toàn khi sử dụng trong thời gian dài, phù hợp với các trường hợp bệnh nhân kháng trị với tất cả các loại thuốc hiện có trên thị trường.

Việc chỉ khai thác 2 dược liệu này trong thuốc trị bệnh Gút còn đảm bảo việc sử dụng còn đảm bảo giảm tối đa các nguy cơ phản ứng không mong muốn giữa thành phần thuốc và một số trường hợp bệnh nhân khác.

So với các chế phẩm khác, theo thực nghiệm quan sát, chỉ sau 1 tháng sử dụng đều đặn thuốc trị bệnh Gút Guby chỉ với liều 2-3 viên/ngày, các triệu chứng điển hình của bệnh gút như sưng đỏ, đau khớp hoàn toàn giảm đáng kể. Tiếp tục sử dụng đều đặn trong 1 – 2 tháng, kết hợp việc thay đổi lối sống khoa học hơn có thể giúp bệnh Gút đạt kết quả tuân trị tốt hơn mà vẫn đảm bảo không gặp phải các tác động gây hại khác đến hệ tiêu hoá hay sức khoẻ tổng quan của người dùng.

Tài liệu tham khảo

  1. Shi-Yuan Sheu et al. (2016), “Evaluation of Xanthine Oxidase Inhibitory Potential and In vivo Hypouricemic Activity of Dimocarpus longan Lour. Extracts”, Pharmacogn Mag., 12, pp. 206-212.

  2. Two new potent inhibitors of xanthine oxidase from leaves of perilla frutescens britton var. acuta kudo, Volume 38 (1990) Issue 6 Pages 1772-1774

  3. Bioassay-Guided Isolation and Identification of Xanthine Oxidase Inhibitory Constituents from the Leaves of Perilla frutescens, Molecules 20(10):17848-17859 · October 2015

Location

Trụ sở chính

22 Đường số 2, Phường 8, Quận 11, Tp. Hồ Chí Minh

Phone call

Điện thoại

028 668 56057

Hotline: 1900 636 811

Email

Thư điện tử

info@naturallink.vn